0

Rối loạn nhân cách né tránh là gì? | Safe and Sound

Rối loạn nhân cách né tránh được chuyên gia tâm lý định nghĩa là hội chứng mà người bệnh nhút nhát, e ngại và cực kỳ sợ bị từ chối, dần dần họ cảm thấy khó khăn trong việc tạo kết nối với người khác. Đây là một trong những rối loạn nhân cách làm giảm đáng kể chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nguyễn Thị Hồng Hạnh | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển 

1. Định nghĩa rối loạn nhân cách né tránh

Theo chuyên gia tâm lý, rối loạn nhân cách né tránh (Avoidant Personality Disorder - AVPD) được đặc trưng bởi cảm giác ức chế đến mức cực đoan đối với xã hội. Bệnh nhân sợ hãi sự chỉ trích, chối bỏ hay từ chối một cách quá mạnh mẽ đến độ họ cảm thấy khó khăn trong việc tạo kết nối với người khác. Các chuyên gia tâm lý cho biết, họ cực kỳ cẩn trọng trong việc tạo ra các mối quan hệ bạn bè. Bệnh nhân ngần ngại khi phải chia sẻ các thông tin hay cảm xúc cá nhân và điều này có thể khiến việc gìn giữ các mối quan hệ mà họ thật sự có trở nên khó khăn. Họ tránh né bất kỳ hoạt động công việc nào liên quan đến giao tiếp liên cá nhân. Họ tránh xa khỏi các tình huống xã hội bởi họ tin chắc rằng họ thiếu sót hay hèn kém. Họ liên tục lo lắng về việc bị “phát hiện” và người khác chối bỏ, nhạo báng, hay hạ nhục họ.

2. Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn nhân cách né tránh

Theo chuyên gia tâm lý, người bệnh tồn tại bền vững cảm xúc bị ức chế, không thoả mãn về các mối quan hệ xã hội và quá nhạy cảm với việc bị bỏ rơi, bắt đầu sớm ở tuổi trưởng thành và thể hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau, có 4 (hoặc hơn) các biểu hiện sau:

  1. Tránh xa các hoạt động mà phải tiếp xúc với người khác do sợ bị phê bình, sợ không được chấp thuận hoặc sợ bị bỏ rơi.
  2. Không muốn kết bạn với người khác trừ những người họ thích.
  3. Luôn kiềm chế trong lúc khởi đầu các mối quan hệ do xấu hổ hoặc sợ bị chê cười.
  4. Luôn sợ bị phê bình, chỉ trích hoặc bị bỏ rơi trong các tình huống xã hội.
  5. Hạn chế các mối quan hệ với mọi người do luôn cho rằng mình kém cỏi.
  6. Luôn cho rằng mình không có chỗ trong xã hội, không hấp dẫn hoặc kém cỏi.
  7. Thỉnh thoảng dao động về các mối nguy cơ khi kết bạn với người khác hoặc lưỡng lực trong mọi hoạt động mới vì chúng có thể gây tăng sự lúng túng.

Ảnh 1: Người bệnh luôn cảm thấy bản thân không phù hợp với các mối quan hệ xung quanh

3. Nguyên nhân gây ra rối loạn nhân cách né tránh

Nhân cách là sự kết hợp giữa suy nghĩ, cảm xúc và hành vi khiến mọi người trở nên độc đáo. Các chuyên gia tâm lý cho rằng, nhân cách tác động đến cách chúng ta nhìn nhận bản thân và niềm tin chúng ta về người khác lẫn thế giới xung quanh.

Các hành vi né tránh thường hình thành từ thời thơ ấu. Theo chuyên gia tâm lý, một số người rụt rè, sống cô lập và hay tránh né người lạ, địa điểm mới trong những năm tháng đầu đời đã trở nên cực kỳ nhút nhát ở giai đoạn vị thành niên và độ tuổi trưởng thành, cuối cùng biểu hiện các triệu chứng rối loạn nhân cách né tránh.

Tương tự nhiều dạng rối loạn nhân cách khác, cho đến nay, cơ chế phát sinh rối loạn nhân cách né tránh vẫn chưa được bác sĩ, chuyên gia tâm lý làm rõ. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia tâm lý, chứng bệnh này có thể liên quan mật thiết đến yếu tố di truyền, yếu tố xã hội và yếu tố tâm lý. Ba yếu tố này không tác động riêng lẻ mà kết hợp với nhau để tạo nên nguy cơ dẫn đến các căn bệnh tâm lý khác.

: Rối loạn nhân cách né tránh là gì? | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound